Các biện pháp giúp trẻ tránh được các chấn thương

Giai đoạn 3 đến 5 tuổi, bé có thể chơi đùa hàng giờ mà không nghĩa ngơi và trong lúc vui chơi, khó tránh khỏi việc trẻ té ngã đau đớn và thậm chí là chấn thương. Tuy nhiên, cha mẹ không thể nào cấm trẻ không được vận động hay chơi đùa. Mà thay vào đó, bố mẹ cần hiểu rõ những chấn thương ở trẻ thường gặp phải khi ngã từ đó có những biện pháp để giữ trẻ an toàn hơn.
Một số chấn thương phổ biến thường gặp ở trẻ em:
Chấn thương thông thường
Là những loại chấn thương như bầm tím, vết trầy xước. Trẻ có thể bị các loại chấn này khi:
Ngã từ độ cao thấp như giường, bàn ghế
Trượt té khi đạp phải vết nước nhỏ ở nhà hoặc bên ngoài
Đụng phải một đồ vật gì đó ở khu vui chơi, đồ ở nhà,…
Chấn thương nặng
Chấn thương này bao gồm gãy tay, chân,…Trẻ có thể bị những loại chấn thương này nếu:
Bị kẹt tay, chân vào cửa đang đóng rất mạnh
Ngã từ vị trí cao, với những tai nạn này có thể gây nên nhiều tổn tương ở các bộ phận khác
Ngã khi chơi đùa như chạy xe đạp, leo tròn, chơi cầu tuột,…
Cách giữ an toàn cho bé con
Để trẻ vui đùa và tiếp xúc với môi trường bên ngoài là vô cùng cần thiết cho sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Do đó để đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:
Khi đi thang cuốn: dặn trẻ tránh xa mép bậc thang, phải luôn nắm tay người lớn khi sử dụng cầu thang này. Cũng như đảm bảo rằng trang phục của bé không vướng vào thang cuốn, cầu tuột hay hàng rào…
Nếu cho bé dùng xe đẩy, cha mẹ cần đảm bảo không treo các đồ vật nặng trên tay cầm vì nó có thể khiến xe đẩy bị bật ngửa ra sau vô cùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Cần đảm bảo bé được mặc đồ bảo hộ đầy đủ khi chơi thể thao hay sử dụng các thiết bị di chuyển như ván trượt, xe đạp,…
 Khi trẻ bị chấn thương phải làm gì?
Khi trẻ bị ngã, cần xác định xem vết thương nặng hay nhẹ. Nếu là chấn thương thông thường, cha mẹ có thể sơ cứu tại nhà bằng cồn, bông ngạt cũng như thuốc cầm máu nếu cần. Đầu thời phải kiểm tra khắp cơ thể bé để chắc chắn rằng bé không có bất kỳ chấn thương nghiệm trọng nào khác.
Đối với chấn thương nặng, khi bị những chất thương này bé sẽ khóc rất lớn thậm chí là quằn quại khiến các bậc cha mẹ cũng hoảng loạn theo. Trước hết bạn cần bình tĩnh, kiểm tra toàn bộ cơ thể trẻ nếu phát hiện các chất thương nặng thì lập tức đưa bé để bệnh việc để chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, đối với chấn thương thông thường, ba mẹ vẫn nên quan sát bé trong 24 giờ tới để đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh.
Để phòng ngừa các chấn thương khác, bố mẹ nên tham khảo thêm cách bảo vệ cũng như cách xử lý chất thương ở đầu, miệng,…Và cố gắng không tác động đến vùng bị chấn thương của trẻ. Nếu các vết thương không thuyên giảm hoặc bé có dấu hiệu bất thường cần đưa đến các trạm ý tế, bệnh viện gần nhất!

Trường Mầm Non Yêu Con _ Loving Space Kindergarten School
☎️ Hotline: 090 669 27 29
🌼 Chi Nhánh :
  • 19 Đường số 3, Phường Bình An, TP. Thủ Đức (Quận 2) – (028) 3740 2738 – (028) 3740 2739
  • 729/6 Đường Đỗ Xuân Hợp, Phường Phú Hữu,TP. Thủ Đức (Quận 9) – (028) 3535 1148 – 0906 692 729
  • 436B/24 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM – (028) 3979 7889 – (028) 3979 7890

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *