Dạy trẻ đúng phương pháp

Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga A.Makarenko từng dự đoán, nền móng của giáo dục cần được xây dựng vững chắc từ trước 5 tuổi, nó chiếm 90% cả quá trình giáo dục. Thực chất, đó là giáo dục khai phá và phát triển tiềm năng của con người.

Không giống như bậc tiểu học hay trung học, đặc thù của trường mầm non là việc nuôi và dạy đều quan trọng như nhau. Nhưng trong tâm lý của người Á Đông, ở độ tuổi này thì phụ huynh thường chỉ chú trọng tới số đo chiều cao, cân nặng, cân bằng dinh dưỡng cho con với nguyện vọng con sẽ được khỏe mạnh, cứng cáp mà không biết rằng cùng với sự hoàn thiện về thể lực thì trí lực của con cũng cần được phát triển song hành.

Theo kết quả nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non cho thấy, một nửa sự phát triển quan trọng trong não bộ ở đứa trẻ được hoàn thành vào thời điểm nó bắt đầu học mẫu giáo. Nếu như không được kích thích các mạch thần kinh đúng cách ở độ tuổi này thì sẽ bỏ lỡ cơ hội phát hiện và phát huy trí thông minh tối đa cũng như những tiềm năng sẵn có mà theo thời gian, độ tuổi của trẻ thì những khả năng để phát triển tiềm năng này càng giảm dần. Do đó, mầm non là thời điểm vàng để khai mở tiềm năng của trẻ.

Tuy nhiên, phương pháp nào để dạy cho con trẻ tiếp thu những kiến thức một cách tự nhiên, không bị gò bó, áp lực vẫn luôn là câu hỏi lớn dành cho các phụ huynh trẻ. Việc trẻ thông minh sớm khác với việc phụ huynh ép trẻ phải học với sách bút khô khan như ép trái phải chín sớm. Giáo sự Phùng Đức Toàn (Feng De Quan), người được mệnh danh là “cha đẻ của giáo dục thông minh sớm Trung Quốc đương đại” đã đúc kết ra rằng, cuộc sống phong phú và các hoạt động trò chơi là trường học tốt nhất để thực thi giáo dục sớm. Do ở độ tuổi mầm non, sự phát triển tâm lý của trẻ đang ở trong thế giới của các trò chơi nên phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” sẽ phù hợp đối với trẻ. Ngoài ra, các trò chơi cũng có những quy luật và nguyên tắc mà khi bé tham gia phải chấp hành, có đúng sai, thưởng phạt… nên khi tham gia trò chơi thì bé còn học được thêm những kĩ năng sống cần thiết.

Chị H.Châu chia sẻ những kinh nghiệm dạy con trên một diễn đàn mạng: “Con mình từ lúc nói rành được là đã biết tập đếm thông qua vài trò chơi như leo cầu thang. Chưa đầy 3 tuổi bé đã biết nhận dạng 10 số và một số chữ cái. Nay bé được 39 tháng thì đã thành thạo đọc và nhận dạng 24 chữ cái. Cách bé học chỉ đơn giản là thông qua các trò chơi mà bố mẹ chơi cùng, giúp bé tạo hưng phấn và sự sảng khoái. Bây giờ vợ chồng mình đang bày cách cho bé để phân biệt hình khối bằng cách vẽ – cắt những hình tam giác, hình vuông, hình tròn ra và cho bé xếp thành hình con vật mà bé thích.”

Cũng giống như chị H.Châu, nhiều phụ huynh đang tìm hiểu những cách nuôi dạy con theo phương pháp học mà chơi – chơi mà học. Để đáp ứng mong muốn con trẻ được phát triển tốt cả về thể lực và trí lực của các bậc phụ huynh, nhiều trường không chỉ nhận “trông trẻ” mà còn có phương pháp giảng dạy tiên tiến giúp trẻ phát triển theo đúng độ tuổi và khả năng tiếp thu của não bộ cũng như khai mở những tiềm năng ở thời điểm vàng.

Trường Mầm non Loving Space là một trong số ít những trường mầm non được phụ huynh tin tưởng lựa chọn vì phương pháp giảng dạy tiên tiến “học mà chơi, chơi mà học”, đào tạo cho trẻ những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết một cách nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao, không tạo cho trẻ những áp lực như một số bậc phụ huynh hiện nay sau giờ học ở trường mầm non phải về học thêm để cho trẻ vào lớp 1.

Giống như việc muốn xây một tòa nhà cao tầng thì phải đặt nền móng vững chắc và kiên cố, việc chuẩn bị cho trẻ những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng mềm giao tiếp xã hội trong độ tuổi mầm non không chỉ giúp phụ huynh và các em giảm bớt áp lực khi vào lớp 1 mà còn giúp các em có được bước khởi đầu vững chắc và nhiều ưu thế vượt trội cho sự trưởng thành cả về trí tuệ và thể lực mai sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *