Hướng Dẫn Bổ Sung Kẽm Hợp Lý Cho Trẻ

Kẽm có chức năng tổng hợp protein thông qua cơ chế tạo ra enzyme. Nhờ vậy, cơ thể chúng ta mới phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Bổ sung kẽm cho trẻ mầm non một cách khoa học sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, đồng thời hạn chế các bệnh lý do thiếu kẽm sau này. Mời quý phụ huynh theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về kẽm và vai trò của kẽm với trẻ nhỏ nhé.
Vai trò của kẽm
Kẽm có chức năng sản sinh ra tế bào, đóng vai trò làm chất xúc tác cho các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Kẽm cũng chính là một trong 6 nhóm nguyên tố khoáng vi lượng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vai trò của kẽm phải kể đến như:
  • Thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể: Kẽm hỗ trợ các tế bào hoạt động tốt hơn, từ đó giúp cơ thể hấp thụ tối ưu chất dinh dưỡng. Nhờ có nguyên tố này, chiều cao của trẻ cũng phát triển nhanh chóng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Các tế bào lympho B và lympho T được kẽm tác động sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, chống nhiễm trùng. 
Trẻ cần bổ sung kẽm khi nào?
Biểu hiện trẻ thiếu kẽm rất dễ phát hiện. Do đó, nếu như ba mẹ phát hiện con mình có những dấu hiệu dưới đây thì nên bổ sung ngay kẽm cho con:
Trẻ có biểu hiện biếng ăn, ngủ không ngon giấc, hay khóc, quấy, tiêu chảy, tổn thương ở da, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng. Những dấu hiệu nặng hơn có thể kể đến như chậm phát triển, viêm da nặng, rụng tóc nhiều, nôn mửa kéo dài,…
Nhu cầu bổ sung kẽm hằng ngày ở trẻ mầm non
Theo khuyến cáo từ chuyên gia, trẻ ở từng độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu bổ sung kẽm khác nhau. Chẳng hạn, trẻ dưới 1 tuổi cần bổ sung từ 5mg/ngày. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần khoảng 10mg/ngày. Thời điểm tốt nhất để cho trẻ uống kẽm là trước khi ăn 1 tiếng hoặc 2 tiếng sau khi ăn no.
Để phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm ở trẻ, Trường Mầm Non Loving Space gợi ý phụ huynh nên xây dựng lại thực đơn đảm bảo dinh dưỡng và khoa học. Luân phiên bổ sung các nhóm chất cần thiết như thịt, cá, trứng, sữa,…Đồng thời, tăng cường bổ sung những loại thức ăn chứa nhiều kẽm như gan động vật, rau mồng tơi,…
Như vậy, Mầm Non Loving Space vừa cung cấp những thông tin liên quan đến lợi ích của kẽm và hướng dẫn cách bổ sung kẽm đạt hiệu quả. Hy vọng rằng, từ những kiến thức này, phụ huynh đã hiểu rõ hơn về nguyên tố kẽm cũng như nhanh chóng bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày của con một cách khoa học nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *