Trong phần 1, Loving Space đã chia sẻ đến quý phụ huynh 3 phương pháp giáo dục mầm non nổi tiếng được áp dụng rộng rãi trong chương trình đào tạo của nhiều quốc gia gồm có Montessori, Reggio Emillia và Glenn Doman. Bài viết hôm nay xin phép được tiếp nối nội dung trên cùng các phương pháp giảng dạy khác đi sâu vào sự kết nối cảm xúc, suy nghĩ, thực hành và trải nghiệm. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều thông tin trong việc lựa chọn môi trường giáo dục có phương pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả nhất cho con.
PHƯƠNG PHÁP TÌNH CẢM
Đối với trẻ con, thế giới bên ngoài vô cùng bao la và rộng lớn. Việc rời khỏi vòng tay cha mẹ để đến trường và tiếp xúc với những người xa lạ được gọi là cô giáo, bạn bè,…cũng khiến trẻ vô cùng lo lắng và sợ hãi. Do đó, giáo viên đóng vai trò rất lớn trong việc kết nối để đưa các con hòa nhập vào môi trường mới và sẵn sàng mở lòng đón nhận những kiến thức mới mẻ. Sự dịu dàng, nhỏ nhẹ và nhẫn nại của cô giáo sẽ giúp các con cảm thấy gần gũi, tin tưởng và yêu mến hơn. Từ đó, các con không còn cảm thấy sợ sệt và an tâm khi làm theo lời cô dạy.
Bạn có thể thấy, những cô giáo mầm non luôn sử dụng lời nói truyền cảm, cử chỉ, điệu bộ để động viên trẻ bớt nhút nhát và dễ sẻ chia hơn. Từ đó, cô dễ dàng nắm bắt tâm lý của các con, hiểu được suy nghĩ của trẻ và hỗ trợ đúng điều trẻ cần.
PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN, MINH HỌA
Học qua hình ảnh với nhiều màu sắc hoặc những câu chuyện có tình tiết phong phú sẽ kích thích sự phát triển cả não trái và não phải của trẻ, giúp tăng khả năng tưởng tượng, liên tưởng và ghi nhớ lâu hơn. Các hoạt động trên lớp của cô trò sẽ vô cùng đa dạng như gấp giấy, xé dán giấy, nghe kể chuyện, chơi đóng vai,…giúp các bé vừa học vừa chơi, tự do sáng tạo và nhận biết rõ nét thế giới xung quanh.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NOI GƯƠNG
Trẻ rất cần sự khích lệ để tiếp tục thực hiện hành vi tốt và được phân tích lỗi sai để không tái phạm lần sau. Bởi vì trẻ con có tâm lý bắt chước, nên khi được cô giáo khen ngợi chúng sẽ tiếp tục thực hiện hành vi tốt để được thưởng. Nếu trẻ làm sai, trẻ cần biết được hậu quả của việc mình làm và thấy điều đó ảnh hưởng đến trẻ và cả những người xung quan như thế nào. Cô sẽ đưa ví dụ cụ thể bằng một câu chuyện cụ thể với tên nhân vật là những bạn khác trong lớp để trẻ có thể đặt mình vào tình huống thực tế.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH VÀ LUYỆN TẬP
Các trường mẫu giáo hiện nay thường chú trọng vào những hoạt động thực hành để giúp trẻ xây dựng nên hệ thống khái niệm cụ thể có màu sắc, có âm thanh, cảm giác,…từ đó biết gọi tên được các độ vật dựa vào hình dáng, màu sắc,…Không còn đơn thuần là những bài học lý thuyết suông, tiết học trải nghiệm đòi hỏi trẻ vận dụng trí tưởng tượng, rèn luyện các giác quan để đem đến những kiến thức thực tế sống động và lưu trữ lâu hơn trong bộ nhớ.
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH HỢP – STEAM
Steam là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán học). Đây là phương pháp giảng dạy tích hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, theo đó giáo trình chú trọng vào thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thay vì những tiết học lý thuyết nhàm chán, trẻ sẽ được tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên và thoải mái nhất, kích thích khả năng sáng tạo và tư duy logic, phát triển kỹ năng mềm.
Mỗi phương pháp giáo dục đều tồn tại những điểm mạnh và hạn chế riêng. Tùy vào đặc điểm tính cách và khả năng của bé, phụ huynh nên lựa chọn cho con môi trường học có phương pháp giảng dạy phù hợp, tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ để trẻ trưởng thành trọn vẹn cả về kiến thức và nhân cách, kỹ năng sống.
- 19 Đường số 3, Phường Bình An, TP. Thủ Đức (Quận 2) – (028) 3740 2738 – (028) 3740 2739
- 729/6 Đường Đỗ Xuân Hợp, Phường Phú Hữu,TP. Thủ Đức (Quận 9) – (028) 3535 1148 – 0906 692 729
- 436B/24 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM – (028) 3979 7889 – (028) 3979 7890