Có lẽ, khá nhiều người trong chúng ta sẽ không thể nào hiểu hết được hàm ý của định nghĩa vui chơi. Thậm chí đôi khi chúng ta còn nghĩ đây chỉ là một hoạt động vô bổ. Nhưng xin chắc chắn với các bạn một điều rằng, hoạt động vui chơi ẩn chứa bên trong những giá trị to lớn về tình cảm, sức khỏe và cả thể chất cho trẻ. Bằng chứng là ở các trường mầm non hiện nay, vui chơi sáng tạo là khoảng thời gian được cực kỳ xem trọng và là hoạt động cần thiết không thể xóa bỏ.
Trẻ em mầm non cần được vui chơi sáng tạo để có thể phát triển tốt hơn
Contents
Vui chơi sáng tạo mang lại những gì cho trẻ?
Thông qua vui chơi, trẻ được học hỏi nhiều hơn
Vui chơi là hoạt động mà thông qua đó, trẻ sẽ được trải nghiệm thế nào là cảm giác mạo hiểm, sự hợp tác và sáng tạo. Để từ đó trẻ sẽ dần phát hiện ra những quy luật cấu trúc của thế giới hay quy luật của vật lý. Không những vậy, chính nhờ vui chơi mà trẻ em mới biết cách để quản lý sự sợ hãi của mình và biến nó thành động lực để chúng có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Vui chơi cũng giúp cho trẻ tăng khả năng hoạt động và nhận thức, sự tinh tế và kỹ năng ngôn ngữ của mình. Đặc biệt, nó còn sợi dây kết nối lại những đôi tay, cái đầu và trái tim của những đứa trẻ lại với nhau. Mặc dù những điều này có thể thay đổi khi chúng trưởng thành, nhưng chắc chắn một điều rằng nó sẽ không bao giờ bị mất đi.
Biến vui chơi sáng tạo thành không gian học tập
Friedrich Froebel đã từng nói, mỗi đứa trẻ ở mỗi một giai đoạn cần phải được dạy dỗ theo cách riêng và hướng đến mục tiêu hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Với vai trò là người giáo dục, các thầy cô phải là người hướng dẫn cho trẻ chứ không nên là kẻ cai trị.
Trẻ em khác với người lớn chúng ta, chúng rất ngây thơ và cũng rất dễ bị tổn thương. Ở độ tuổi mầm non, trẻ cần hơn hết đó chính là sự tự do và được hạnh phúc, sâu thẳm bên trong con người trẻ có một sự thôi thúc vô hình khiến trẻ luôn trở nên năng động, điều này dẫn đến sự tò mò ở trẻ. Từ đây, chúng ta có thể thấy việc học chính là một hệ quả trực tiếp của việc học. Nói một cách dễ hiểu hơn thì trẻ em cần vận động để có thể được học hỏi và sáng tạo.
Vào thế kỷ 19, Johann Heinrich Pestalozzi đã thành lập một ngôi trường mà theo ông ở đó chính là nơi mà động lực của trẻ là điều cực kỳ quan trọng. Những đứa trẻ sẽ được khuyến khích tự tạo những câu hỏi cho riêng mình và thông qua đó để tìm câu trả lời. Đương nhiên, sẽ không có bất kỳ sự trừng phạt lên thân thể của đứa trẻ mà cái chúng nên được tiếp nhận đó chính là tình yêu thương từ chính những người cha, người mẹ. Bởi mỗi một biểu hiện của sự yêu thương sẽ giúp trẻ ngăn được tính ích kỷ.
Thông qua vui chơi, trẻ sẽ được học hỏi nhiều hơn
Môi trường xung quanh một đứa trẻ
Các bạn có cảm thấy quen thuộc với khái niệm “vườn trẻ” không? Chính Friedrich Froebel là người đầu tiên sử dụng từ này để nói về hoạt động vui chơi ở trẻ em. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo nên được vui chơi theo bản tính tự nhiên của chúng. Ẩn dụ về khu vườn trong “vườn trẻ” để nói lên sự cân bằng giữa tự nhiên và sự phát triển của trẻ với sự tự do và niềm vui trong cuộc sống của chúng. Chẳng phải khi nghĩ về tuổi thơ, người lớn chúng ta đều chỉ nghĩ về những khoảnh khắc vui chơi chạy nhảy giữa bầu trời bao la đó sao.
Rudolf Steiner cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng của vui chơi tự do ở trẻ và điều này đã trở thành trọng tâm của mọi hoạt động của các trung tâm nuôi dạy trẻ Steiner Waldorf. Nếu ngay từ khi còn bé, trẻ được lớn lên và phát triển trong các nhóm vườn trẻ. Thì sau này khi lớn lên, trẻ sẽ không còn nhút nhát nữa mà sẽ trở nên có trách nhiệm, tự tin và tự do hơn.
Môi trường thích hợp
Để một đứa trẻ có thể hoàn toàn phát triển khỏe mạnh và bình thường thì chắc chắn gia đình và trường học cần phải góp sức với nhau không hề nhỏ. Nếu người lớn các bạn càng có hiểu biết, thì trẻ sẽ luôn ở trong một tình huống tích cực. Trong quá trình phát triển của mình, trẻ sẽ thường phải đối mặt với những đòi hỏi và lựa chọn lớn lao. Chính vì thế mà người lớn cần phải thật sự dịu dàng, ấm áp, quan tâm, hài hước và thông cảm với trẻ. Có như vậy mới làm dịu đi những lo lắng và bất an trong xuyên suốt quá trình trưởng thành của trẻ. Và đương nhiên, cách mà chúng ta đón nhận những đứa trẻ vào thế giới này một cách tích cực cũng là động lực muôn đời của trẻ. Bởi sau này rồi cũng đến lúc đến lượt trẻ trở thành những ông bố, bà mẹ, trẻ cũng sẽ đón nhận và cung cấp những kỹ năng của mình cho những ông bố, bà mẹ thế hệ sau chẳng hạn.
Tình yêu thương và sự dạy bảo cần mẫn chính là nền tảng để trẻ trở thành người tốt hơn
Có thể thấy, giai đoạn mầm non ở trẻ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Nó giúp trẻ được phát triển và hình thành mối quan hệ với những đứa trẻ và người lớn khác. Đó là ưu điểm lớn hơn so với việc dạy trẻ ở nhà của nhiều ông bố, bà mẹ hiện nay. Đặc biệt, thông qua những lợi ích trên, chúng ta cũng sẽ hiểu hơn về tầm giá trị của hoạt động vui chơi sáng tạo quan trọng và cần thiết đến nhường nào cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.