Thấu Hiểu Nhu Cầu Tâm Lý Con Trẻ


Trong những năm tháng đầu đời, sự phát triển về mặt tâm lý con trẻ thường diễn ra nhanh nhất. Mọi hành vi và cách giáo dục từ cha mẹ sẽ quyết định lớn đến tính cách và thái độ sống của trẻ sau này. Hiểu được nhu cầu tâm lý con trẻ sẽ giúp cha mẹ có cách xử sự và giáo dục khoa học để con phát triển toàn diện và lành mạnh nhất.
Theo Thạc sĩ Bích Hồng, có 4 nhu cầu về mặt tâm lý mà trẻ cần được đáp ứng, bao gồm: Nhu cầu được yêu thương, nhu cầu được thấu hiểu, nhu cầu được đáp ứng và nhu cầu được thừa nhận.

Nhu cầu được yêu thương

Nhu cầu được yêu thương ở trẻ đơn giản chỉ là những lời nói yêu thương từ cha mẹ, những cử chỉ thân mật, cưng nựng. Con thấy vui khi được tặng quà, được cha mẹ dành thời gian chơi cùng và chăm sóc. 
Tuy nhiên, điều mà các bậc phụ huynh thường xuyên mắc phải chính là bộc lộ những cảm xúc phiến diện, từ đó dẫn đến thực hiện phương pháp dạy con thiếu khoa học như “thương cho roi cho vọt”. Vô hình chung điều này sẽ khiến cho con bạn có những nỗi sợ hãi, cảm xúc tiêu cực và ngày càng xa lánh cha mẹ hơn.
Chính vì vậy, khi giao tiếp với con, cha mẹ cần điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp để con có thể dễ dàng tiếp nhận, đồng cảm và từ đó hình thành được tính cách tốt đẹp hơn.

Nhu cầu được thấu hiểu

Hiểu được con muốn gì, cần gì, con đang cảm thấy như thế nào chính là nhiệm vụ mà cha mẹ cần phải hoàn thành. Để hiểu được thì bắt buộc phải dành thời gian cho con. Phụ huynh cần quan sát, tâm sự với con thường xuyên để phát hiện những điều bất ổn hay thấu cảm được tâm lý của con ở giai đoạn đầu đời.

Nhu cầu được đáp ứng

Giai đoạn trẻ từ 6-12 tháng tuổi, nhu cầu về mặt giao lưu cảm xúc với cha mẹ được ưu tiên lên hàng đầu. Trẻ từ 1-3 tuổi bắt đầu có ham muốn tìm tòi thế giới xung quanh, lúc này, nhu cầu tiếp xúc và thao tác với đồ vật cũng như phát triển toàn diện về mặt ngôn ngữ cần được đặc biệt lưu tâm.
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi bắt đầu có nhu cầu được vui chơi khám phá nhiều hơn. Trẻ bắt đầu có tính tò mò, yêu thích những điều mới mẻ. Lúc này, trẻ sẽ có sự chủ động cũng như tính sáng tạo.
Phụ huynh có con ở lứa tuổi mầm non nên tạo điều kiện tối đa để con được tiếp xúc với những đồ vật, địa điểm mới mẻ, giúp con phát huy được tiềm năng của bản thân mình.

Nhu cầu được thừa nhận

Khi cha mẹ trao cho con cơ hội được thể hiện, con sẽ bắt đầu có nhu cầu được thừa nhận. Khi trẻ làm tốt, cha mẹ có thể khen hoặc tặng quà cho con. Nếu trẻ làm chưa tốt thì đừng vội trách mắng mà hãy cho con một cơ hội mới để làm lại từ đầu. Đây cũng chính là cách giáo dục về lòng tự trọng cho con.
Như vậy, thông qua bài viết này, Loving Space đã chia sẻ cho quý phụ huynh những nhu cầu tâm lý ở độ tuổi mầm non. “Trẻ em như búp trên cành”, cha mẹ cần phải thấu hiểu con để từ đó có những phương pháp dạy con đúng đắn, khoa học, giúp con nên người.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *