Các bậc phụ huynh chắc hẳn đã từng nghe qua khái niệm vận động tinh và vận động thô. Tuy nhiên, để hiểu rõ tường tận về 2 kỹ năng này thì không phải ai cũng nắm rõ. Làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ mầm non? Cùng Loving Space tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm kỹ năng vận động tinh
Kỹ năng vận động tinh được phát triển từ kỹ năng vận động thô. Điều này có nghĩa là sau khi trẻ đã thành thục các nhóm cơ lớn, sử dụng thành thạo các bộ phận để lăn, bò, trườn, đi,…thì trẻ sẽ phát triển tiếp các nhóm cơ nhỏ như cách điều khiển bàn tay, nắm ngón tay. Việc phát triển các nhóm cơ nhỏ được gọi là vận động tinh.
Kỹ năng vận động tinh thường nhận thấy rõ nét nhất ở trẻ chính là khả năng sử dụng bàn tay của mình. Trẻ có thể cầm bút viết, vẽ, cắt giấy hoặc linh hoạt sử dụng hai tay để cầm, nắm, kéo. Nhờ vào kỹ năng vận động tinh, trẻ có thể học được cách quan sát và phối hợp các bộ phận sao cho nhịp nhàng nhất.
Bên cạnh đó, nhờ vào kỹ năng vận động tinh, trẻ học được nhiều kỹ năng để phục vụ cho quá trình sinh hoạt hằng ngày như mặc quần áo, đánh răng, tự cầm đũa ăn cơm mà không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ từ cha mẹ.
Việc lặp đi lặp lại nhiều lần các động tác này sẽ tác động đến sự phát triển của các giác quan cũng như tăng khả năng sáng tạo, tìm tòi khám phá ở trẻ.
Phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ thế nào?
Độ tuổi mầm non là giai đoạn cực kỳ quan trọng để phát triển toàn diện các kỹ năng của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ nên tận dụng khoảng thời gian này để rèn luyện và tạo nhiều thói quen cũng như kỹ năng tốt cho sự phát triển của con.
Nhìn chung, đối với trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự di chuyển tay, đưa tay lên miệng hoặc cầm nắm được đồ vật.
Khi trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, mẹ có thể dạy cho con sử dụng thành thạo hai tay bằng cách đưa đồ vật cho con truyền hoặc đưa đồ chơi để con cầm nắm.
Khi trẻ đã được 12 tháng tuổi, mẹ dạy con cách dùng ngón tay để cầm thức ăn, cầm đồ chơi hoặc chỉ trỏ vào đồ vật mà con mong muốn.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi đã có thể tự mình cầm bút và vẽ những nét vẽ đầu tiên. Mẹ bắt đầu tập cho con cách sử dụng muỗng để tự ăn cơm.
Khi trẻ lên 3, mẹ hãy dạy con biết gấp áo quần, sắp xếp chén đũa, tự vệ sinh cá nhân, tập vẽ và cắt giấy.
Giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi, mẹ có thể cho con tô màu theo tranh có sẵn, vẽ các đồ vật chi tiết hơn cũng như làm nhiều công việc phức tạp như ghép hình, nặn đất sét thành các hình thù riêng biệt, cắt ghép thủ công ở mức độ khó